GAMIFICATION: NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI TRIỂN KHAI

Gamification ngày càng trở nên phổ biến và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để triển khai gamification thành công, cần lưu ý:

✔️ NÊN xác định các hành vi mong muốn

Việc kết hợp các yếu tố trò chơi vào các sản phẩm không phải trò chơi không đảm bảo giúp đạt được mục đích ngay lập tức. Thành công nằm ở việc cần phải điều chỉnh chiến lược gamification sao cho phù hợp với hành vi cụ thể của người dùng. 

Điều này tạo ra trải nghiệm tích cực và trọn vẹn cho khách hàng, thúc đẩy sự liên kết với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.

❌ KHÔNG NÊN tích hợp gamification mà không có mục đích

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh như hiện nay, gamification là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, để thành công, không nên thực hiện vội vàng.

Đừng kết hợp gamification một cách không mục đích. Thay vào đó, hãy tạo ra một chiến lược có mục đích phù hợp với thương hiệu của bạn và để lại dấu ấn đối với khách hàng.

✔️ NÊN lựa chọn những yếu tố phù hợp

Gamification có rất nhiều yếu tố để có thể áp dụng. Tuy nhiên, không phải yếu tố nào cũng phù hợp với mọi lĩnh vực. Đừng chỉ chạy theo xu hướng mà hãy tập trung vào những yếu tố thật sự phù hợp với ngành và mục tiêu của doanh nghiệp bạn.

Khi xây dựng gamification, việc khiến nó thực tế tế và phù hợp với mục tiêu sẽ giảm được khoảng cách lớn từ giai đoạn lên tứ tưởng cho đến thành quả.

❌ KHÔNG NÊN quá phụ thuộc vào bảng xếp hạng

Bảng xếp hạng là một trong những tính năng gamification được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực từ giáo dục cho đến sức khỏe,… Tuy nhiên, nếu được sử dụng không đúng cách, nó sẽ gây cạnh tranh không lành mạnh.

Để dử dụng bảng xếp hạng trong gamification thành công, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ insight người dùng của mình để xác định xem bảng xếp hạng có phù hợp với mục tiêu của họ không. Nếu không, việc tìm một chiếc lược thay thế là rất quan trọng.

✔️ NÊN cân nhắc đến những hậu quả tiêu cực

Gamification cũng bao gồm hệ thống khen thưởng. Nó thúc đẩy hành vi của người dùng để đạt được phần thưởng. Đây là một tính năng rất hiệu quả, nhưng cũng cần chú ý đế những tác động tiêu cực mà nó mang lại. Người dùng có thể lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi gian lận. Đó cũng chính là lý do vì sao các chiến lược gamification cần phải xây dựng hệ thống tracking thật chính xác để có thể hạn chế những trường hợp ngoài ý muốn.

❌ KHÔNG NÊN phức tạp hóa những thứ không cần thiết

Trong gamification hiện nay, các yếu tố tùy chỉnh như huy hiệu, ảnh đại diện cũng được thiết kế phức tạp. Tuy nhiên, điều này có thật sự cần thiết? Điều quan trọng là của gamification là giúp doanh nghiệp đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra. Vì thế, nếu không đạt được điều đó thì những yếu tố này sẽ không còn giá trị.

✔️ NÊN đo lường các hiệu quả của trò chơi

Việc ứng dụng gamification không dừng lại ở việc thiết kế và và tích hợp các yếu tố game vào sản phẩm của doanh nghiệp. Cần phải theo dõi hành vi của người dùng. Đồng thời phân tích, đánh giá để thấy được tác động của gamification đến hành vi của họ. 

Để đo lường được hiểu quả của gamification, doanh nghiệp cần phải xem xét về mức độ tương tác, tỷ lệ giữ chân, tỷ lệ quay lại,… của người dùng. Điều này giúp doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc về yếu tố nào mang lại tác động tích cực, yếu tố nào mang lại tác động tiêu cực. Từ đó, doanh nghiệp có cở sở để cải thiện trò chơi theo mục tiêu mong muốn.

❌ KHÔNG NÊN sử dụng quá nhiều phần thưởng

Đối với nhiều công ty, bản chất của chiến lược gamification của họ xoay quanh phần thưởng. Mặc dù phần thưởng có thể tạo động lực mạnh mẽ nhưng việc thưởng quá nhiều có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực không lường trước được. Nếu mọi hành động tích cực đều được khen thưởng, trò chơi có thể trở nên đơn điệu, dẫn đến mất đi sự hứng thú của người chơi.

Để ngăn chặn điều này, hãy cân nhắc việc đơn giản hóa hệ thống bằng cách chọn lọc các phần thưởng. Không phải mọi hành vi đều cần được khen thưởng; tập trung vào hai hoặc ba hành động chính có thể làm tăng đáng kể sự thành công của yếu tố gamification.

✔️ NÊN đặt ra một khoảng thời gian để thay đổi

Thời lượng của một chiến dịch gamification là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công. Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các yếu tố game hóa phù hợp, khung thời gian được xác định rõ ràng còn giúp doanh nghiệp xác định được chính xác các yếu tố cần đo lường và phân tích. Điều này đẩy nhanh việc đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp.

❌ KHÔNG NÊN bỏ qua các tương tác trên mạng xã hội

Việc đưa mạng xã hội vào các yếu tố của trò chơi là rất quan trọng. Điều này không chỉ tăng cường sự tham gia của người dùng mà còn mang đến những thay đổi trong hành vi của họ. Mọi người tự nhiên sẽ thích thể hiện những thành tựu của mình và trở thành một phần của cộng đồng, bất kể quy mô của cộng đồng đó. Vì vậy tận dụng giá trị mà các tương tác trên mạng xã hội mang lại cho chương trình gamification là thật sự rất cần thiết.

Nguồn: Funifier.com

Cho dù tích hợp gamification và bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng cần lưu ý các yếu tố NÊN và KHÔNG NÊN để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Elofun, studio chuyên sản xuất gamification uy tín, chất lượng, được nhiều đối tác lớn như Viettel Money, MyTel Pay, E-Money, TPBank, Heineken… và các công ty FMCG hàng đầu tin tưởng và lựa chọn. Kết nối với Elofun ngay để khởi động cho chiến dịch gamification dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.

Thông tin liên hệ hợp tác

✔️ Email: [email protected]

✔️ SĐT: +84 868 887 888

Ghé thăm các kênh truyền thông của Elofun để hiểu rõ hơn về chúng tôi: 

👉 Fanpage: https://www.facebook.com/elofun.entertainment

👉 LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/elofun-entertainment

👉 Youtube: https://www.youtube.com/@elofun

👉 Tiktok: https://www.tiktok.com/@elofun.entertainment

icons8-exercise-96