Gamification hay còn gọi là game hóa khiến cho nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Gamification cũng có thể hướng người dùng suy nghĩ và hành động theo mục tiêu của thương hiệu. Gamification gồm có 4 khung cấp độ. Khi hiểu rõ về các khung cấp độ này, doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng đúng từng cấp vào chiến dịch của mình. Từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả của chiến dịch và mục đích kinh doanh.
Bốn khung cấp độ chính của gamification
Bốn khung cấp độ của gamification bao gồm: hình thức, cục bộ, tích hợp và cơ sở.
1️⃣ Hình thức: là cấp độ định hướng thiết kế trực quan.
2️⃣ Cục bộ: là cấp độ định hướng tiếp thị
3️⃣ Tích hợp: là cấp độ định hướng thiết kế tương tác
4️⃣ Cơ sở: là cấp độ định hướng sản phẩm.
Gamification hình thức
Là cấp độ sử dụng các yếu tố hình ảnh giống như trò chơi để áp dụng vào trang web hoặc ứng dụng của doanh nghiệp.
Gamification hình thức có thể dễ dàng được nhìn thấy ở các trang web hoặc ứng dụng thuộc lĩnh vực mua sắm. Bằng các thiết kế những khung ảnh lớn gợi nhớ đến đồ họa của những game nhập vai, trang web hoặc ứng dụng sẽ tạo nhiều cảm giác trải nghiệm cho người dùng. Một số trang web/ứng dụng cũng sử dụng các hình ảnh thiết kế mang tính hài hước, vui nhộn như của game để gây ấn tượng với khách hàng.
Gamification cục bộ
Đây là cấp độ phổ biến nhất được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, đa số sẽ là gắn các yếu tố như điểm, cấp độ, bảng xếp hạng vào sản phẩm để tạo nên sức hút tiếp thị thuần túy.
Tuy nhiên cấp độ này cũng nhận phải những phản ứng trái chiều vì một bộ phận cộng đồng cho rằng trò chơi không tạo được giá trị nào nào việc làm tiếp thị.
Gamification tích hợp
Cấp độ này tích hợp các yếu tố trò chơi một cách tinh tế để khơi gợi động cơ tự nhiên và thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.
Khác với hai cấp độ hình thức và cục bộ, gamification tích hợp cung cấp một hành trình rõ ràng hơn cho người dùng, đồng thời khuyến khích họ tiếp tục tương tác. Cấp độ này cũng tạo độ cạnh tranh để thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng.
Gamification cơ sở
Gamification cơ sở biến toàn bộ sản phẩm thành một trò chơi, cấp độ này thường được áp dụng ở các sản phẩm nhìn có vẻ “không được thú vị cho lắm” để cộng hưởng các yếu tố của sản phẩm và yếu tố của trò chơi lại với nhau khiến cho nó trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Các yếu tố của trò chơi được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày sẽ gây hứng thú cho người chơi, khiến nó thú vị ngoài sức tưởng tượng. Cấp độ này cũng mang yếu tố cạnh tranh rất cao.
Các bộ khung cấp độ khác của gamification.
Ngoài bộ khung gồm bốn cấp độ chính trên, gamification còn có các bộ khung khác, ví dụ như:
- Hành vi bị ảnh hưởng thông qua gamification: thành tính cá nhân, động lực nhóm, giao tiếp theo ngữ cảnh.
- Các mục đích của người chơi khi tương tác với gamification: thành tựu, khám phá, xã giao và áp đặt.
- Tiến trình trải nghiệm của người chơi cũng tạo nên các cấp độ gamification khác nhau.
Nguồn: uxmag.com; gamhoa.org
KẾT LUẬN
Tùy thuộc vào mục đích marketing và kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn áp dụng cấp độ gamification phù hợp với mình. Dù lựa chọn cấp độ nào thì Elofun cũng sẵn sàng là đối tác tư vấn và hỗ trợ hết mình trong chiến dịch của doanh nghiệp bạn. Với sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực game nói chung và gamification nói riêng, Elofun chính là mảnh ghép cuối cùng cho chiến dịch gamification sắp tới của doanh nghiệp bạn. Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn các bạn nhé!
Thông tin liên hệ hợp tác:
✔️ Email: [email protected]
✔️ SĐT: +84 868 887 888
Ghé thăm các kênh truyền thông của Elofun để hiểu rõ hơn về chúng tôi:
👉 Fanpage: https://www.facebook.com/elofun.entertainment
👉 LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/elofun-entertainment
👉 Youtube: https://www.youtube.com/@elofun
👉 Tiktok: https://www.tiktok.com/@elofun.entertainment